Đoàn Văn Mật, sinh năm 1980, hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội, các tập thơ đã xuất bản có thể kể đến như: Giữa hai chiều thời gian (2008) và Bóng người trước mặt (2013).
Sương nước Dâm Đàm là tản văn của một nhà thơ… Phần lời bình của nhà giáo – tiến sỹ văn chương Trịnh Thu Tuyết. Giọng đọc: Mc Diệu Hương hiện sống và làm việc tại Bratislava.
Nhiều khi ngắm một sắc hoàng hôn, một trùng điệp núi rừng hay mênh mang sóng nước; khi nghe một bản nhạc chạm vào nơi yếu đuối nhất của lòng; khi lạc bước trên nẻo đường hiu hắt sắc lau…, những lúc ấy, không biết sao cứ muốn khóc. Hóa ra người ta khóc không chỉ vì buồn khổ, người ta còn có thể khóc khi bắt gặp cái gì đó đẹp quá, hay quá, ngọt ngào quá, có phải đó là nỗi xúc động trước sự ân thưởng tuyệt vời của tạo hóa, hay là cảm giác lo âu tiếc nuối cho cái Đẹp đoản mệnh mong manh? Nên hình như tôi hiểu cảm giác của tác giả Đoàn Văn Mật, chàng trai trẻ khi ngồi bên cô bạn lãng mạn, trong khung cảnh lãng mạn, nghe lời nói cũng mềm nhẹ như sương của nàng về “cuộc đời là một màu sương”, vậy mà vẫn có thể để lòng mình rời hiện tại mà phiêu bạt, “như đã luân lạc từ kiếp nào”…Đọc Lời bình: Sương nước Dâm Đàm
Cuộc đời cũng là một màu sương! Cũng là một màn sương. Cái đẹp càng như thế. Có lẽ vì giấc mơ ấy nên tôi thường ra ngắm sương Lãng Bạc vào những ngày cuối tháng 9. Để mong muốn được gặp lại người đẹp Vườn Thanh chăng? Không tôi chỉ là một kẻ tầm thường giữa bao sự tầm thường khác thì sao có thể gặp được nàng. Nhưng với tôi sương Hồ Tây vào những ngày cuối tháng 9 bao giờ cũng đẹp nhất. Đẹp như bóng dáng của nàng Tây Thi, đẹp như bóng dáng của thôn nữ Vườn Thanh ngày nào mà tôi từng được nghe kể, mà tôi từng mơ thấy. Ngắm sương Hồ Tây vào những ngày cuối tháng 9 âm – tháng 11 dương luôn gợi cho tôi bao kí ức về cố sử ngàn năm non nước Việt.Đọc bài viết gốc
Podcast: Play in new window | Download