Miên man cỏ gà

Tôi tựa mình vào dáng chiều, ngắm hoàng hôn dần buông. Phía cuối con đường nhỏ, những đứa trẻ với đôi má bồ quân lựng đỏ, mồ hôi bết dính trên mái tóc màu râu ngô, tay cầm túm cỏ gà xanh mướt. Những nhánh cỏ gà rung rinh trên tay đám trẻ kéo tôi về với tuổi thơ, với những tháng ngày chạy tràn trên cỏ. Những kỷ niệm tưởng đã lãng quên, tưởng đã bị lấp vùi bởi lớp bụi thời gian chợt ùa về nôn nao trong dạ.

Quê tôi đồng bãi mênh mông, hoa cỏ chen đá xanh mướt bốn mùa. Ven suối từng khóm sậy ken dày vào nhau, lá rủ lòng thòng như những chiếc nơ xanh đung đưa theo dòng nước trong leo lẻo. Xuyến chi phủ tràn các bãi đất ven đồi, màu hoa trắng tinh khôi khoe mình trong nắng, cỏ may phất phơ hoa tím cứ mỗi độ thu về lại đung đưa níu bước chân người…Nhưng nhiều nhất có lẽ vẫn là cỏ gà. Thứ cỏ dại với những nhánh thân gầy guộc trông thật mảnh mai, mong manh mà sức sống lại rất mãnh liệt. Từ những đoạn thân gầy như sợi chỉ, những chiếc rễ trắng tinh cứ đua mãi ra bám chặt vào lòng đất. Rễ đua đến đâu cỏ lại phân nhành, sinh nhánh mọc lan ra đến đó. Có khi chỉ mới vài ngày trước còn là một đám cỏ lơ thơ với những nhánh thân gầy loi nhoi vậy mà chỉ sau vài hôm mưa cỏ gà đã lan ra, quấn quýt đan vào nhau. Trông xa, những cánh đồng xanh mượt cỏ gà như tấm chiếu màu ngọc lam chạy tít về phía chân trời. Những tấm chiếu cỏ gà xanh mượt đó là món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho đám trẻ mục đồng chúng tôi.

– Một tản văn của tác giả Hồng Vân qua giọng đọc Bích Hảo –

Tự tình với điếm canh

Trăng đã suông từ lâu, trên những mái đầu, trên những mái đình, trên những nơi mà người ta nghĩ thời gian đã quên mình. Trên những thảng thốt giật mình. Trên những tự tình, điếm canh.

Trăng đang xanh, trăng đang mải mê tròn vành, trăng đi từ biển, trăng về từ núi, trăng ngã dúi dụi vào đồng quê. Người ta bảo trăng ở biển thì ấm, trăng lên núi thì lạnh, trăng về đồng bằng trăng tạnh chiêm bao.

Nào ai biết trăng đã tạnh chiêm bao, tôi trở về quê hương sau những hao gầy, sau những mải mê cơm áo no đầy, sau những chập chờn mộng mị, sau những ngày đi tháng nghĩ, sau những bước chân bền bỉ, chỉ thấy một đêm trăng đang lên em xanh.

Điếm canh làng Việt, một thứ quê hương đã tựa lưng vào những vui buồn, đã âm ỉ những mùa nắng cạn, đã thơi thới những mùa mưa giông, đã trông chừng những mùa mắt anh mắt em ngập ngừng. Thương nhớ!

-Một tản văn của tác giả Hồ Huy qua giọng đọc Bích Hảo-

Tháng Sáu Hà Nội em và những cơn mưa

Tháng Sáu Hà Nội em và những cơn mưa – Một tản văn của tác giả Hồ Huy qua phần thể hiện của giọng đọc Minh Hòa.

Những đóa hoa mở đêm

Những cánh thơm trắng muốt đang mở ra trong đêm! Những cánh trắng kia đang thách thức cùng đêm đen. Đêm càng sâu thẳm, hoa càng dâng hương quyến dụ. Như những ngọn đèn thao thức. Như những cặp mắt mở to. Thơm dịu dàng trong se sẽ, lành lạnh.

Hoa thơm thức suốt đêm dài…

Trong những vệt sáng thơm tho ấy, đêm đen vừa mở ra. Những cánh đêm chuyển động chậm chậm. Loài hoa trắng thường thơm về đêm. Hoa ảo diệu hơn dưới ánh trăng! Nàng rưng rưng nhìn hoa, cúi xuống thật lâu, bình tâm thưởng lãm thật kỹ, hít hà thứ mùi hương dìu dặt, ma mị kia.

Nàng nhìn sâu vào bên trong mùi hương kia như tự nhìn sâu vào chính bản thể mình. Một bông hoa đang thì thầm nở trong giấc mơ đêm và tỏa hương giữa trời. Một bông hoa không biết mình đã có tên ! Như những ngày xa xưa khi ta còn thơ bé, đôi bàn chân nhỏ xinh, ta lang thang chạy ra vệ cỏ…

Ly cà phê cuộc đời

Khi những cơn mưa cuối mùa lấn cấn không dám rơi nặng hạt như sợ làm rụng mấy cánh hoa chuông vàng mỏng manh cư trú trên chiếc ban công bé xíu mà tôi cố gắng chắt chiu tạo ra nơi thành phố ” tấc đất tấc vàng”. Khi những bộn bề công việc mưu sinh được xếp sang một góc. Tôi pha ly cà phê thơm và tận hưởng chút ít ỏi thời gian để mê đắm trong thế giới của riêng mình.

Tôi thích uống cà phê. Có lẽ lý do đầu tiên để đến với cà phê là do tính chất công việc phải dậy rất sớm, nên uống để không buồn ngủ. Và sau đó là tâm đắc với những chiêm nghiệm cuộc đời từ hương vị cà phê. Có lẽ cuộc đời con người cũng giống như hương vị cà phê vậy. Khởi đầu là hương thơm quyến rũ bước chân vào để khám phá, trải nghiệm. Những khát khao, những hoài bão như bùa ngải không thể dứt ra.

Tản văn: Ly cà phê cuộc đời – tác giả: Nguyễn Mỹ Hạnh, giọng đọc: Bích Hảo, thiết kế âm thanh: Hồ Huy.

Tản Văn Hay thực hiện ngày 8-5-2024.

Chân trần cứ vậy mà quê

Ai cũng có những ký ức thân thuộc cất giữ cho riêng mình. Những đôi chân nhỏ xinh dù được sinh ra, lớn lên ở quê hay phố cũng đều có thể trở thành những đôi chân độc lập, khỏe khoắn, vững vàng ghi dấu ấn cho con đường đời này đẹp mãi. Lòng tôi quê trở lại, yêu lắm đôi chân trần. 

Chân trần cứ vậy mà quê – một tản văn của tác giả: Mộc Nhiên – giọng đọc: Bích Hảo – thiết kế hình ảnh và âm thanh: Hồ Huy.

Đi tìm nụ cười Angkor

Video: Đi tìm nụ cười Angkor, một tản văn của tác giả Hồ Huy qua giọng đọc Minh Hòa, thiết kế âm thanh và dựng video bởi Hồ Huy.

N

ày là nụ cười  Angkor tôi đã ám ảnh những bụi tro điêu tàn. Này là đại ngàn nền văn minh của người Khmer nằm ở phía bắc Hồ Lớn. Này là những bàn chân giữa lòng đêm bề bộn, tôi đi tìm nụ cười  Angkor.

Angkor, nơi huyền bí hàng trăm năm vấn vít bên những ngôi đền ngồi chầu rìa lịch sử. Tôi đi vào rừng sâu xoắn xuýt những cội rễ vồn vã đêm thâu. Này tiếng gươm khua mày chảy về đâu, nơi ngự trị của những vị thần trong truyền thuyết, những đại dương bao quanh ngọn núi Meru trở mình trong nuối tiếc, cố đô Hariharalaya.

 Angkor kỳ bí là chuyện hàng trăm năm nay, để người đời thêm một lần nghĩ đâu là nghệ thuật kiến trúc khi nhìn Vạn Lý Trường Thành từ đáy mắt sâu mang đầy uẩn khúc:  Angkor… Angkor. Và một lần nữa chỉ có thần linh mới làm nổi những nụ cười còn tạc trên những bức tượng buồn so thời gian. Vậy đấy, nếu nói Angkor là một nghệ thuật kiến trúc thì Vạn Lý Trường Thành chưa hẳn đã là một công trình tầm vóc.

Lâu nay, nhiều người cho rằng “Angkor bị quên lãng giữa rừng già nhiệt đới và Henri Mouhot tình cờ phát hiện ra”. Không phải vậy. Công viên bảo tồn  Angkor hiện nay rộng 402 km2 (có tài liệu ghi là 420 km2) ở Siêm Reap và vùng phụ cận với 400 di tích. Khu trung tâm có 91 đền thờ chính. Cây cối chỉ mọc sau khi  Angkor dời đô từ Siem Reap về Toul Basan (Kampong Cham ngày nay) vào 1431 và ổn định tại Phnom Penh từ 1434. Người Khmer vẫn nhớ Angkor.

Đọc bài viết gốc: Đi tìm nụ cười Angkor

Sủng Là man dại khèn Mông

Một đêm, hai đêm, lại năm bảy đêm, mùa xuân trên Sủng Là hối thúc những điệu khèn cổ, thứ thanh âm phập phồng cung bậc, thứ thanh âm khiến cội đá cũng phải đơm hoa. Liệu tôi đã bao giờ kết trái cho một thứ Sủng Là. Một ngày, chạng vạng trên cao nguyên đá, bóng khèn lập lò trong tiếng cô gái Mông. Cô gái đâu, cô gái đâu, cô gái dệt mùa xuân bên khung cửi, cô gái dệt tiếng khèn man dại, cô gái con thoi những tháng ngày tôi bỏ lại Sủng Là.

Thời gian như con thú hoang, cứ chạy miết chẳng cần biết ai săn ai đuổi. Một đêm, nhiều đêm, đêm đêm, tôi thở không ra hơi một tiêng khèn, mơ về những vách đất rào đá bậm bọe đàn môi, phập phòe khèn Mông.

Nói cho ai nghe khèn chờ xuân bao lần, nói cho ai nghe khèn muộn xuân bao ngày, nói cho ai nghe khèn bội bạc người con gái bao mùa? Sao người Mông chẳng thấy đó làm vui, sao người Mông chẳng thấy đó làm buồn, sao người Mông luôn cười như cánh hoa đào xuân về man dại Sủng Là? Một điệu khèn thôi. Một điệu khèn thôi…

Sủng Là man dại khèn Mông – Tác giả: Hồ Huy – Giọng đọc: Bích Hảo

Đêm nay hoa bưởi dậy thì

Đêm nay hoa bưởi dậy thì – một tản văn của nhà thơ Lê Phương Liên – giọng đọc Vũ Bích Hảo – thiết kế âm thanh Hồ Huy.

Đọc bài viết gốc tại đây: Đêm nay hoa bưởi dậy thì

 

Video Đời lá

Đời lá – Một tản văn của tác giả Phạm Tuấn, giọng đọc Vũ Bích Hảo, kỹ thuật dựng video Hồ Huy. 

G

iao mùa, cỏ cây vạn vật chuyển nghiêng vào hạ, từ ban công quán quen nhìn ra tán lá sấu sà xuống sát bên lan can thấy cụm lá sấu non sáng bừng lên màu xanh mỡ màng, tươi tắn nhờ ánh nắng vàng óng chiếu vào.

Tha thẩn đi dọc vỉa hè con đường mát rượi tôi ngửa mặt nhìn lên vòm trời thấp thoáng sau tán lá, trên cao tầng lá xanh um mát rượi cảm giác như có dòng nước ngọt ngào chảy thấm vào tận tâm hồn. Rồi gió, gió dạo lướt qua tán cây để cành lá xôn xao xào xạc tấu lên khúc nhạc giao mùa, cùng đó là lá vàng lìa cành lả tả rơi xuống thành cơn mưa vàng, mưa bạc.

Ồ đời lá là như thế dù đến lúc lìa cành vẫn dâng hiến đến tận cùng bằng dáng vẻ nhẹ nhàng với màu vàng chao nghiêng trong ánh nắng. Đời lá nảy mầm đâm chồi khi mùa xuân đến nhờ dòng nhựa sống dồi dào từ thân cây mẹ thôi thúc mà hé mở chào đời, rồi nghiêng nắng, đón gió thành xanh tươi, mạnh mẽ, cứng cáp che hoa, chở quả cho cây.

Đọc bài viết gốc: Đời lá

ĐỀ XUẤT

PHỔ BIẾN